Rượu - không đơn thuần là loại nước uống thông thường
Cách nếm thử rượu đơn giản nhất.
A. CHUẨN BỊ:
Chọn một ly thủy tinh có chân và bầu ly hơi túm; dung tích khoảng 120 ml.
Rót vào một lượng vang 50 ml đỏ đã ướp mát (15 0C); vang trắng có thể ướp lạnh hơn (8 - 10 0C).
Dùng giấy và viết để ghi nhận kết quả.
B. THỬ RƯỢU:
1. NHÌN:
Để ly trên nền giấy trắng, nghiêng ly 450 về phía trước để nhìn màu và độ nhớt: vang trắng màu càng nhạt thì càng mới; màu càng nâu là quá cũ.
Vang đỏ càng mới màu càng đậm và để lâu sẽ nhạt màu dần và chuyển sang nâu..
Ly vang khi dựng thẳng nhìn qua thành ly sẽ thấy một lớp nhớt (tiếng Anh gọi là tear hay leg) ở trên mặt rượu bám vào thành ly, lớp này nhiều chứng tỏ vang có độ cồn cao.
2. NGỬI:
Ngửi lần 1. Ngửi để biết mùi vang hư hay còn tốt; nếu hư sẽ có mùi mốc và chua của giấm.
Ngửi lần 2: Quay tròn ly để rượu dậy mùi và ngửi để biết mùi thơm ít hay nhiều, mùi đậm hay nhẹ, mùi gì... (các nhóm mùi: trái cây, bông hoa, thực vật, gia vị, gỗ sồi …).
3. NẾM:
Ngậm một ngụm nhỏ, xúc quanh miệng, giữ rượu ở chân răng và hít không khí vào miệng rồi nuốt xuống.
Ghi nhận độ chua, độ chát, vị ngọt, sự cân đối (chua - ngọt, chát - dịu).
Nếm lại hai lần nữa để tìm độ đậm đà, vị gỗ, độ ngon và dư vị.. (vị ngon còn đọng lại trên lưỡi sau khi đã nuốt xuống).
4. NÓI:
Có 4 khả năng để nói về chất lượng:
- Rượu dở: các ghi nhận xấu (màu xỉn, mùi hôi, vị quá chua hay quá đắng).
- Rượu đạt: các ghi nhận trung bình (màu không quá cũ, mùi và vị còn hơi thơm, dư vị ngắn …).
- Rượu khá: các ghi nhận ở mức khá (màu tươi, có nhiều leg, mùi vị khá thơm, khá cân đối, dư vị khá dài …).
- Rượu ngon: màu tươi, nhiều leg, mùi vị cân đối, thơm ngon, nhiều mùi vị gỗ, dư vị dài …).
Rượu - không đơn thuần là loại nước uống thông thường