Tương truyền rằng năm 988 sau công nguyên vị Hoàng tử lớn của thành phố Ki-ép (nước Ukraina) quyết định rằng đã đến lúc các thần dân của mình phải chuyển từ những kẻ vô thần sang một trong những tôn giáo có ảnh hưởng lớn tới những quốc gia văn minh theo những nước ở Trung Đông vì những nước này là cái nôi của các tôn giáo. Người đầu tiên bước vào gặp vị hoàng tử là các giáo sĩ Do Thái. Hoàng tử lắng nghe họ trình bày về tôn giáo của mình rồi sau đó tiễn họ đi với lời nhận xét rằng đạo Do Thái không sở hữu đất đai gì cả. Sau đó là các giáo sĩ Hồi Giáo. Vị Hoàng tử cũng rất ấn tượng với những lập luận thông minh của các vị giáo sĩ này và sự thành công của Hồi Giáo trong chính trị và quân sự, nhưng khi ông nghe rằng đạo Hồi Giáo cấm rượu, ông hoảng sợ và tiễn họ đi. Cuối cùng các vị linh mục Thiên Chúa Giáo bước vào và nói với ông rằng những con chiên ngoan đạo theo Thiên Chúa Giáo không những chỉ được uống rượu mà nhà thờ còn sử dụng rượu vang trong các nghi lễ của mình như Lễ Ban Thánh Thể. Chừng đó đã đủ thuyết phục vị Hoàng tử và theo lệnh của ông các thần dân đổ xô nhau chuyển sang Thiên Chúa Giáo.
Câu chuyện kể trên minh họa người Slava (chiếm đa số ở Đông Âu) và người Scandi na va (ở Bắc Âu) rất coi trọng chuyện uống rượu. Thời tiết lạnh khắc nghiệt vào mùa đông ở Châu Âu cản trở việc vận chuyển rượu vang và beer vì các loại nước uống có cồn nồng độ thấp có thể bị đông lạnh trong quá trình vận chuyển. Cho đến khi việc chưng cất rượu du nhập vào Đông Âu vào những năm 1400, người ta mới làm ra những loại rượu mạnh bằng cách lên men rượu vang, rượu mật ong và beer, làm lạnh chúng và cuối cùng là rút chất cồn từ nước đá ra.
Loại rượu mạnh đầu tiên được làm ở Đông Âu là làm từ rượu mật ong hoặc beer. Vodka (tiếng Nga có nghĩa là nước) lúc đầu được dùng để mô tả chất thu được sau khi chưng cất ngũ cốc được dùng cho mục đích y tế. Theo thời gian khi kỹ thuật chưng cất được nâng cao, Vodka từ từ được chấp nhận cho rượu mạnh bất kể nguồn gốc.