Bạn có biết ???

Nghệ thuật uống và cách chọn rượu vang ngon

Nói đến rượu vang thường người ta nghĩ đến những gì tinh hoa, quý phái… Vậy khi thưởng thức rượu vang, bạn cũng cần phải nhấm từ từ để cảm nhận sự dịu, ngọt, chua, chát, mặn cùng độ đậm đà của rượu. Thưởng thức rượu vang cũng là một nghệ thuật.., mà người uống rượu vang cũng là một nghệ sỹ!

Những lợi ích sức khỏe của rượu vang đỏ

Dưới đây là những lý do mà bạn nên uống một ly Rượu vang đỏ mỗi ngày…

Những cách giải rượu hiệu quả

Những bữa tiệc chào đón năm mới luôn mang lại niềm vui đến cho mọi người. Nhưng bữa tiệc sẽ thật tồi tệ, nếu bạn vui quá chén…

Nên chọn vang nào cho các món Việt.

Rượu - không đơn thuần là loại nước uống thông thường

Nên chọn vang nào cho các món Việt.

Theo quy tắc cơ bản về chọn rượu theo món ăn, món ăn địa phương nào sẽ  hợp với rượu địa phương đó. Theo người phương Tây, món Á hoặc Việt thích hợp nhất với vang bọt, vang hồng, vang trắng hoặc vang đỏ nhẹ. Để phân tích đơn giản sự tương hợp này, cần biết một số thành phần và tính chất của rượu vang và món Việt.

 

Rượu vang có cồn tạo vị nồng, vị chát (tanin), vị chua (acid), vị ngọt, chất hữu cơ có mùi thơm. Các tính chất này hoà quyện với nhau tạo nên đặc điểm riêng cho rượu vang. Vang đỏ nhiều tanin, ít acid nên chát và ít chua hơn vang trắng. Cấu tạo của vang đỏ thường đậm đà và “chắc” hơn vang trắng.


Về phía thức ăn, cũng cần sự phân tích tương tự về cấu trúc, độ đậm đà, mùi vị, dư vị, sự cân đối, các vị chua-cay-mặn-ngọt … .

 

Chọn rượu vang và thức ăn hợp với nhau cũng giống như chọn bạn thân hoặc tìm ý trung nhân. Hai bên cần có những tính chất tương đồng để bổ sung cho nhau, hoặc có những nét tương phản bổ khuyết cho nhau, nhưng không được phá nhau hoặc bên này quá trội lấn át bên kia.

Người ta thường khuyên nên chọn vang trắng cho hải sản và vang đỏ cho thịt đỏ. Ví dụ khi ăn cua hấp thì nên chọn vang trắng thơm và nhẹ. Cua có vị ngon, thịt mềm và nhẹ (không chắc như thịt heo, bò), hơi tanh, có thể mặn. Vang trắng cũng có những đặc điểm tương tự như thơm, ngon, nhẹ, không quá “chắc” như vang đỏ, hơi chua, ít chát và các tính chất này hỗ trợ và tương hợp với tính chất của món cua hơn là vang đỏ. Khi ta có món bò nướng thì nên chọn một loại vang đỏ vừa với các phân tích tương tự như trên.

Món ăn Việt thường không theo cách chế biến châu Âu mà có những nét riêng. Nguyên liệu chế biến thường pha trộn chứ không thuần một loại, ví dụ hủ tiếu có tôm nhưng nước lèo nấu từ xương và thịt heo. Nước mắm thường được dùng để nêm nếm hoặc làm nước chấm. Do đó khi xét món ăn, cần lưu ý nguyên liệu gì, cách nấu, gia vị và nước chấm đi kèm. Tất cả các yếu tố này quyết định mùi vị của món ăn.

Hãy xem những món ăn chế biến từ mực tươi:
            (1) luộc chấm mắm gừng,
            (2) hấp chấm muối tiêu chanh/ớt,
            (3) xào rau chấm xì dầu,
            (4) mực ống nhồi thịt chiên,
            (5) mực một nắng nướng chấm nước xốt ớt.
 
Với một loạt các món mực này, nên dùng vang trắng nhưng cần chi tiết hơn về độ đậm như món (1) và (2) ta dùng vang trắng nhẹ; món (3) và (4) dùng vang trắng vừa và món (5) cần loại vang trắng đậm đà, có nhiều mùi gỗ sồi hoặc có thể dùng với vang đỏ nhẹ.

Rượu vang trắng làm từ nhiều loại nho được xếp theo thứ tự độ đậm đà giảm dần là Chardonnay, Sauvignon Blanc, Semillon, Riesling… Vang đỏ với các giống nho theo độ đậm giảm dần là Shiraz, Cabernet, Merlot, Pinot Noir… Độ đậm của rượu còn tuỳ vào tuổi cây nho, đất trồng, vùng khí hậu và cách làm rượu.

Nhiều người Việt thích vang đỏ hơn, nhưng để dễ hoà hợp với các món hải sản, cần bắt đầu thử với vang đỏ nhẹ. Loại vang đỏ đậm có nhiều vị nồng và chát sẽ át hết các tính chất nhẹ, thơm, mềm của hải sản.

Hãy thử sự tương hợp giữa các món bò, dê, cừu có các cách chế biến quay, chiên với vang đỏ vừa hoặc món nướng với vang đỏ đậm. Cách chế biến làm tăng độ đậm là luộc-hấp, chiên-xào, quay-nướng. Gia vị và nước chấm cũng ảnh hưởng đến khẩu vị cuối. Do đó, cần chọn rượu vang đỏ theo các yếu tố đó.

 

Thường là vang đỏ nhẹ cho món thịt luộc hấp, vang vừa cho món chiên xào và vang đậm cho món quay nướng. Thí dụ khi ăn bò tái chanh, có thể chọn vang đỏ Merlot hay Pinot Noir; nhưng nếu dùng thịt dê nướng thì Shiraz là lựa chọn tốt.


Tóm lại, khi chọn rượu cho món ăn Việt, cần xem món ăn đó làm từ nguyên liệu gì, cách nấu nướng ra sao, gia vị gì và dùng với nước chấm gì, rồi cũng theo nguyên tắc hải sản, thịt trắng (gà, heo, bê) đi với vang trắng và thịt đỏ kèm vang đỏ. Tuỳ cách chế biến luộc-xào-nướng để chọn loại rượu vang nhẹ-vừa-đậm cho phù hợp. Ngoài ra, cần xét đến gia vị và nước chấm đi kèm có ảnh hưởng đến các nguyên tắc trên hay không. Nếu cần thì tăng độ đậm của rượu vang theo độ đậm của gia vị và nước chấm. 

Sản phẩm bán chạy

Rượu - không đơn thuần là loại nước uống thông thường