1. Fortified wine: Rượu brandy được thêm vào để làm cho nồng độ cồn cao hơn (khoảng từ 16-23 độ cồn)
Rượu - không đơn thuần là loại nước uống thông thường
Nói chung rượu vang là nước nho ép lên men. Tuy nhiên, rượu vang có thể làm từ tất cả các loại trái cây, thảo mộc và hoa. Hầu hết các loại rượu vang làm từ nho. Bất kể rượu vang làm từ gì, chúng phải được lên men để đường chuyển hóa thành cồn. Nếu độ cồn thấp, chúng ta thu được rượu vang. Sau đó nếu chưng cất ta thu được rượu mạnh như Cognac, Vodka, Gin …
Quá trình lên men không thể làm tăng lượng cồn quá 16% bởi khi nồng độ cồn cao quá mức đó, tất cả các men rượu đều sẽ chết và chấm dứt quá trình lên men.
Có các loại rượu vang đỏ, hồng và trắng. Vì bên trong ruột của nho không màu, nho đỏ có thể được sử dụng để làm rượu vang trắng. Màu của rượu có được do nước nho ép tiếp xúc với vỏ nho trong quá trình ủ rượu. Tuy nhiên nho trắng không thể làm rượu vang đỏ được.
Theo nồng độ:
1. Fortified wine: Rượu brandy được thêm vào để làm cho nồng độ cồn cao hơn (khoảng từ 16-23 độ cồn)
2. Sparkling: Là rượu có bọt, Có nồng độ cồn từ 7 – 15 độ.
3. Table wine: Là loại rượu tự nhiên nhất. Có nồng độ cồn từ 7-15 độ
Theo màu: đỏ, trắng, hồng,
Theo lịch sử Châu Âu: (Pháp, Đức, Tây Ban Nha …) và New World:(Úc, Mỹ, Nam Phi, Chi Lê …)
Nho mọc theo giàn. Có nhiều loại nho khác nhau, nhưng loại ngon nhất là Vitis vinifera của Châu Âu vì sự kết hợp hài hòa giữa đường và acid.
Thu hoạch: Thời tiết là một tác nhân chủ yếu quyết định mùa nho tốt. Ví dụ như có đủ sức nóng trong năm để tích tụ đủ đường trong nho không. Vào lúc thu hoạch thời tiết cũng khá quan trọng. Nho phải chín nhưng không quá chín và phải có lượng đường cao.
Hàng năm người trồng nho phải chơi trò may rủi với thời tiết và quyết định xem khi nào có thể thu hoạch.
Quá trình đầu tiên trong chế biến nước cốt nho: Nho được ép ra để lấy nước cốt. Vỏ và hạt nho có thể được tách ra tùy theo ta muốn làm ra rượu vang đỏ hay trắng. Vỏ và cuống nho là những nguồn chủ yếu tạo ra độ chát của rượu, có ảnh hưởng đến mùi vị và mức độ ủ của rượu. Vỏ nho quyết định màu sắc của rượu.
Chuyển biến từ nước cốt nho sang cồn: Nhờ quá trình lên men, nước cốt nho chuyển biến sang cồn. Nho trên giàn được bao phủ bởi men, mốc và vi khuẩn. Khi người ta đặt nước nho ép vào trong thùng chứa tại nhiệt độ thích hợp, men sẽ làm đường chuyển thành cồn và CO2.
Lọc và tinh hóa: Sau quá trình lên men, có nhiều tạp chất nổi trên bề mặt của thùng rượu cần phải phân loại.
Ủ trong thùng gỗ sồi: Người ta thường dùng gỗ sồi để ủ. Gỗ sồi tạo mùi thơm cho rượu. Đối với một số rượu rẻ tiền thì người ta có thể ủ trong thùng inox. Rượu có thể được ủ từ vài tháng tới vài năm.
Pha trộn: Các nhà làm rượu có thể pha trộn rượu được ủ từ các thùng gỗ sồi khác nhau để tạo được hương vị như nhau. Họ cũng có thể pha trộn các loại nho khác nhau để tao ra sự đa dạng về mùi vị.
Đóng chai: dán nhãn…
Ủ rượu: Hầu hết mọi người cho rằng rượu càng để lâu càng ngon. Sẽ có nhiều người thắc mắc là rượu để bao lâu mới uống được. Nếu bạn nghĩ rượu phải được ủ là sai lầm. Thực ra thì trên khắp thế giới hầu hết rượu vang được uống sớm, sau khi làm ra được 12 – 18 tháng. Có một số rượu sẽ trưởng thành và ngon hơn theo thời gian, có loại chẳng hề thay đổi và nên uống ngay trong vòng vài năm.
Độ chát là có được từ hạt, thân và vỏ nho. Độ chát có thêm được từ thùng gỗ sồi ủ. Chất chát trong rượu có chức năng bảo quản cho rượu không bị hư trong quá trình ủ. Theo thời gian độ chát sẽ giảm bớt và lắng xuống và các mùi thơm của trái cây, vị chua và các thành phần khác sẽ kết hợp hài hòa với nhau.
Rượu vang đỏ có được màu sắc từ cuống và vỏ nho. Chính những thành phần này làm cho rượu có độ chát và khả năng ủ được lâu. Rượu vang trắng không được tiếp xúc với vỏ và cuống nho do đó ít chát hơn rượu đỏ và không ủ được lâu (nếu rượu trắng được ủ trong thùng, chúng cũng có thể lấy vị hơi chát từ thùng gỗ sồi). Độ tuổi trung bình của rượu vang trắng có thể ủ được là từ 5 tới 7 năm. Trong khi rượu vang đỏ có thể để tới 30 năm hoặc lâu hơn một cách dễ dàng.
Nhưng nói như thế không phải bất cứ rượu vang đỏ nào cũng có thể để lâu. Hai nhà sản xuất rượu nằm cạnh nhau, cùng trồng một loại nho và cùng làm ra một loại rượu, nhưng một loại rượu ủ lâu hơn loại kia. Tại sao? Trong khi là cùng một loại nho, có lẽ là khí hậu địa hình hơi khác nhau. Có thể là các cây nho có độ tuổi khác nhau. Cách làm rượu cũng có thể khác nhau, ví dụ như nhà sản xuất có thể để vỏ và cuống nho tiếp xúc với rượu lâu hơn, làm cho rượu vàng hơn. Hoặc cỡ chai cũng ảnh hưởng đến việc ủ rượu. Chai nhỏ ủ nhanh hơn chai to. Do đó các nguyên tắc trên chỉ là chung.
Đặc biệt, rượu Beaujolais Nouveau của Pháp được làm ra để uống trong vòng vài ngày sau khi thu hoạch. Đây là một loại rượu nhẹ, có nhiều mùi thơm trái cây.
Rượu được ủ ít tiếp theo là chát trắng. Trong số các loại nho thì Sauvignon Blanc và Chardonnay nhẹ ủ ít nhất (1-3 năm). Chardonnay của Burgundy trắng có thể ủ được lâu hơn (3-7 năm).
Rượu vang tráng miệng như Sauterne hoặc các loại rượu được thu hoạch vào cuối mùa như Riesling, Gerwurztrminer nên ủ lâu. Sauterne ngon hơn khi được ủ lâu: 10, 20, 30, 40 năm hoặc lâu hơn nữa. Sau đó là rượu đỏ.
Trong khi hầu hết các loại rượu làm ra ngày nay có thể được uống ngay, có một số rượu đỏ uống ngon hơn khi được ủ đôi chút, có loại lại thích hợp với việc ủ lâu hơn. Có những loại bây giờ nếm như trà đặc nhưng lại uống rất ngon trong 5, 10 hoặc 20 năm sau.
Điển hình của các loại này là Bordeaux Pháp và Cabernet Sauvignon.
Nguyên tắc chung cho các loại nho đỏ là: Cabernet 10-15 năm, Merlot 4-7 năm, Nebbiolo 10 năm trở lên, Pinot Noir 5 năm trở lên.
Bảo quản rượu: Rượu nên bảo quản trong hầm.
Nguyên tắc chung: Nhiệt độ không nên thay đổi đột ngột. 13oC là tốt nhất, nhưng trong khoảng 10-14oC cũng được. Nhiệt độ cao làm rượu ủ nhanh hơn và mùi vị của rượu thiếu sự đa dạng. Nhiệt độ quá thấp sẽ làm cho rượu chậm trưởng thành.
Độ ẩm: khoảng 60% là được. Nhờ độ ẩm cao này mà nắp chai ẩm, tránh oxy tiếp xúc với rượu, làm hư rượu. Đây cũng là lý do để chai nằm nghiêng. Rượu sẽ giữ cho nắp ẩm.
Tránh ánh sáng, tránh rung động, tránh mùi lạ.
Bảo quản bằng tủ lạnh và máy lạnh:
Bảo quản bằng tủ lạnh có một số nhược điểm: Quá lạnh và thiếu độ ẩm cần thiết. Ngoài ra, tủ lạnh rung trong quá trình hoạt động cũng không tốt cho rượu.
Bảo quản bằng máy lạnh: Máy lạnh không đủ lạnh cho rượu. Ngoài ra, máy lạnh cũng hút ẩm, không tốt cho rượu.
Nhiệt độ của rượu:
Rượu vang đỏ: 14 -16oC
Ít đỏ hơn: (hồng hay trắng hồng) 10 -12oC
Trắng nhẹ hơn: 8 -10oC
Trắng ngọt & Champagne: 6 -8oC
Nút chai:
Hầu hết nút chai làm từ gỗ bấc. Vì bấc đắt nên vài nhà sản xuất đã thử làm nút bằng nhựa hay cao su. Nhiệm vụ của nút chai là ngăn chặn rượu tiếp xúc với các thành phần bên ngoài do đó việc làm nút chai bằng gì không quan trọng lắm nhưng phải đảm bảo là không hại cho rượu.
Nếm rượu vang đòi hỏi sự kết hợp giữa kỹ thuật và kinh nghiệm. Càng nếm nhiều thì càng kinh nghiệm. Mỗi chai rượu vang chứa đựng những lời nhắn gửi của một địa phương nào đó vào một thời gian nhất định trong chai rượu và gửi đến cho người nếm. Kỹ thuật nếm rượu làm tăng cường khả năng cảm nhận rượu. Kỹ thật này khá đơn giãn và chỉ cần theo dõi các bước liệt kê là các bạn có thể nắm vững. Có những thủ tục nhìn không được tự nhiên hay giống như là giả bộ nhưng những kỹ thuật này đã được sử dụng nhiều thế kỷ nay và đạt kết quả tốt nên mọi người tự động sử dụng nó. Chẳng hạn như việc lắc ly để cảm nhận mùi thơm có vẻ hơi kỳ cục nhưng lại rất hiệu quả.
Trước hết những người nếm chuyên nghiệp ưa thích ánh sáng ban ngày và phòng không có mùi với tường và khăn bàn trắng. để tối đa hóa việc thưởng thức và hiểu biết rượu, nên uống rượu với bạn bè, chỗ ngồi thoải mái, ánh sáng ấm và đồ ăn ngon. Nên nhớ rằng nếm rượu không mang tính chất thi cử, nhận xét chủ quan của bạn quan trọng hơn bất cứ câu trả lời nào đúng. Mục đích của việc nếm rượu không phải là tìm những mùi và vị mà những người thử rượu khác mô tả. Nếu bạn rèn giũa khả năng cảm nhận của bạn và xây dựng vốn từ vựng của riêng bạn để mô tả thì bạn sẽ không chỉ cảm thấy yêu thích rượu vang hơn mà còn có thể trao đổi những cảm nhận đó với bạn bè của mình.
Nhìn: Bước đầu tiên trong việc kiểm tra rượu là nhìn. Rót rượu vào ly bằng 1/3 ly và cầm vào chân ly. Làm như vậy sẽ không che tầm nhìn, vân tay sẽ không làm mờ ly rượu và nhiệt độ của tay không chuyền qua ly.
Chú ý đến màu sắc, độ đậm đặc và trong suốt. Mỗi tiêu chuẩn đòi hỏi cách quan sát riêng. Màu sắc của rượu có thể xác định bằng cách nghiên ly và nhìn vào mép rượu để nhìn sự khác biệt giữa chỗ sậm nhất và mép rượu. Độ đậm đặc có thể ước chừng bằng cách nhìn thẳng từ trên xuống xuyên qua rượu. Độ trong suốt có thể thấy được khi ánh sáng chiếu qua thành ly.
Sau đó chúng ta xoay ly. Nếu chúng ta cầm ly trên không và lắc ly rượu thì có thể rượu tràn ra ngoài và bắn vào người (nếu không chuyên). Cách an toàn nhất là để ly trên bàn, cầm vào chân ly và nhẹ nhàng xoay ly. Xoay ly cho đến khi rượu gần chạm tới mép ly thì dừng. Khi rượu chảy hết xuống đáy ly, một lớp rượu mỏng sẽ chảy từ từ xuống theo giọt. Người ta nhìn vào tốc độ chảy của giọt rượu mà đánh giá nồng độ cồn, nồng độ càng cao thì tốc độ chảy càng chậm.
Rượu thường được xác định là rượu đỏ, trắng hay hồng (rose). Rượu vang đỏ có thể có màu tối và gần như đen, chúng cũng có thể có màu hồng sậm. Rượu vang trắng có thể có màu trắng trong như nước hay cũng có thể có màu vàng sậm. Rượu vang hồng có thể có màu hồng như màu cá hồi.
Ngửi: Khi chúng ta ngừng xoay ly, giọt rượu còn động trên thành ly thì đó là lúc mà người ta có thể ngửi. Lúc này rượu thể hiện hết tất cả mùi thơm của nó khi bốc hơi nhiều nhất. Nếu ly rượu hẹp ở đầu ly, mùi thơm sẽ tập trung hơn. Để mũi vào trong ly và hít vào. Mùi thơm của rượu có thể cho ta biết được đặc tính, nguồn gốc và lịch sử của rượu.
Nếm: Đặt ly vào môi và nhấp một ngụm rượu vào miệng, lượng rượu vào khoảng 1/3 miệng của bạn có thể chứa được. Chúng ta cần một khoảng trống trong miệng để lưu chuyển rượu trong miệng. Rượu không được nhiều quá vì nếu quá nhiều thì ta sẽ nuốt luôn. Khi rượu vào trong miệng rồi thì ta dùng các cơ miệng để cho rượu chạy vòng quanh trong miệng, tiếp xúc với các bộ phận trong miệng vì mỗi bộ phận trong miệng ta có khả năng cảm nhận những mùi vị khác nhau. Vị ngọt ở đầu lưỡi, vị chua ở hai bên thành lưỡi, vị chát có thể cảm nhận bên trong má, vị nóng của cồn nằm trong cổ họng.
Độ mạnh của các mùi vị trong rượu được thấy rõ nhất khi người ta sử dụng kỹ thuật mà có lẽ thích hợp trong phòng nếm rượu hơn là ở các nhà hàng sang trọng. Cách thứ nhất là khi bạn giữ rượu trong miệng, hơi hé môi ra và hít vào nhẹ nhàng qua phần rượu nằm trong miệng. Làm như vậy sẽ tạo ra ngững tiếng sục sục trong miệng, rượu sẽ bốc hơi nhiều hơn và ta cảm nhận được nhiều mùi vị hơn. Cách thứ hai là nhai rượu mạnh, để rượu chạy khắp trong miệng nhằm cảm nhận được mùi vị tinh tế.
Sau đó thì ta nuốt, nuốt xong, thở từ từ nhẹ ra qua mũi và miệng. Chắc bạn cũng biết là mũi và miệng thông nhau do đó sau khi nuốt ta vẫn có thể ngửi được mùi thơm của rượu. Nếu rượu càng ngon thì các mùi thơm càng đa dạng, lâu dài và mạnh.
Sau khi nhìn, ngửi và nếm rượu ta nên có một đánh giá tổng thể xem sự kết hợp giữa các yếu tố về màu sắc, mùi thơm và vị như thế nào…
Kết hợp giữa rượu vang và thức ăn:
Nguyên tắc đầu tiên trong việc kết hợp giữa rượu vang và thức ăn là “không có nguyên tắc nào hết". Thực khách chỉ cần dựa vào các cảm nhận chủ quan của mình là được. Nguyên tắc cũ là rượu vang trắng thì hợp với thịt trắng như cá mực v.v… Rượu vang đỏ thì hợp với thịt đỏ như bò, cừu, heo v.v…
Rượu - không đơn thuần là loại nước uống thông thường