Bạn có biết ???

Nghệ thuật uống và cách chọn rượu vang ngon

Nói đến rượu vang thường người ta nghĩ đến những gì tinh hoa, quý phái… Vậy khi thưởng thức rượu vang, bạn cũng cần phải nhấm từ từ để cảm nhận sự dịu, ngọt, chua, chát, mặn cùng độ đậm đà của rượu. Thưởng thức rượu vang cũng là một nghệ thuật.., mà người uống rượu vang cũng là một nghệ sỹ!

Những lợi ích sức khỏe của rượu vang đỏ

Dưới đây là những lý do mà bạn nên uống một ly Rượu vang đỏ mỗi ngày…

Những cách giải rượu hiệu quả

Những bữa tiệc chào đón năm mới luôn mang lại niềm vui đến cho mọi người. Nhưng bữa tiệc sẽ thật tồi tệ, nếu bạn vui quá chén…

Phân loại đẳng cấp rượu theo tiêu chuẩn Châu Âu

Rượu - không đơn thuần là loại nước uống thông thường

Hầu hết các quốc gia Châu Âu quản lý theo tiêu chuẩn 4 cấp, theo mô hình AC (Appellation d’Origine Controlee) của Pháp đã có từ năm 1930 để chống hàng giả. Ý tưởng tổ chức hệ thống phân loại theo đẳng cấp này dựa trên một thực tế là đặc điểm của vườn nho cũng như loại nho quyết định mùi vị và phong cách của rượu, do đó bằng cách đưa tên vùng có đăng ký lên nhãn chai rượu, người tiêu dùng có thể yên tâm về loại rượu mà họ được mua.

 

 

Bảng phân loại đẳng cấp rượu của Bordeaux và Burgundy.

 

Phân loại đẳng cấp rượu theo tiêu chuẩn Tân Thế Giới (New World wine)

Những nước khác bao gồm Mỹ, Nam Phi, Úc, Argentina, Chile và New Zealand. (cũng được gọi là Tân Thế Giới) tham gia vào việc làm rượu vang mà không có những nguyên tắc và luật lệ truyền thống. Hầu hết những nước này cũng có hệ thống tên gọi dựa trên hệ thống AC của Châu Âu nhưng thoáng hơn hệ thống này về sự lựa chọn loại nho và  kỹ thuật làm rượu của các nhà sản xuất.

 

Mỹ: có hệ thống AVAs (American Viticultural Areas. Tạm dịch là các khu vực làm rượu vang của Mỹ).

Tên của vùng trên nhãn nhưng chỉ đảm bảo nguồn gốc của nho. AVAs quy định rằng phong cách đặc trưng của rượu làm ở vùng AVA có thời tiết ấm áp sẽ làm ra rượu đậm dà hơn vùng AVA có thời tiết lạnh hơn.

 

Canada: các nhà sản xuất là thành viên của AQA (Vintners’ Quality Alliance. Tạm dịch là Hiêp Hội Chất Lượng của Các Nhà Làm Rượu Vang) sẽ ghi chữ viết tắt của hiệp hội VQA lên nhãn chai. Hiệp hội này đặt ra tiêu chuẩn chất lượng cao hơn quy định theo luật của quốc gia.

 

Úc: cũng đang áp dụng hệ thống phân chia khu vực trồng nho, nhưng tên của khu vực không đảm bảo chất lượng hay phong cách cụ thể của vùng.

Những thuật ngữ khác:

 

Mis en bouteille au Chateau / Estate-bottled: Thuật ngữ này có nghĩa là rượu được đóng chai bởi nhà sản xuất chứ không phải là các nhà buôn. Ở nhiều nước các hãng buôn thường hay mua nho của các nông trại nho và mang về ủ rồi đóng chai mang tên họ. Nếu họ mua nho của nhiều nông trại thì chất lượng của các loại rượu có thể không giống nhau. Nếu nhà sản xuất trực tiếp đóng chai thì họ có chất lượng rượu có thể ổn định hơn.

 

Reserva / Risetva: Thuật ngữ này được sử dụng ở Ý, Tây Ban Nha, Chile và Bồ Đào Nha để giải thích rằng rượu đã được ủ lâu hơn những loại không phải là Reserva/Riserva.

 

Superiore / Superieur: Rượu có nồng độ cồn cao hơn bình thường, thường thì được gọi là Superiore ở  Ý và Superieur ở Pháp. Các loại rượu mang tên gọi này cũng thường được ủ lâu hơn bình thường.

Sản phẩm bán chạy

Rượu - không đơn thuần là loại nước uống thông thường